Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
* Trong đó, thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường:
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
* Về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Lực lượng Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thị trường, hàng hóa và hoạt động mua, bán, sử dụng động vật hoang dã, được quy định tại các Điều 46, 49, 51, 52, 54 và 55 của Nghị định này gồm:
- Vi phạm các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn.
- Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật.
- Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
- Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen.
- Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
- Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
Các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra thì áp dụng Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 8 năm 2022 các Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Chi tiết Nghị định tại đây.